“Việc tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu là bất khả kháng giúp có nguồn ngân sách (NS) nhưng số tiền thuế tăng thực sự được dùng như thế nào, chi vào đâu là quan trọng. Phải thật minh bạch, rõ ràng” - chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh (Viện Nghiên cứu Chính sách & Công nghệ) chia sẻ quan điểm với báo Kinh tế & Đô thị.
Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nếu tăng thuế môi trường với giá xăng lên 4.000 đồng thì cơ quản quản lý nên xem xét việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bộ Tài chính vừa đề nghị bố trí nguồn ngân sách trung ương có thể lên đến 750 tỉ đồng để hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất E5 trong 2 năm 2018 và 2019.
Đánh giá cao sự nhanh nhạy, hăng hái của Bộ Tài chính trong việc xây dựng, ban hành các chính sách thuế, song Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý Bộ Tài chính cần làm công tác tuyên truyền tốt hơn, khi chưa đủ "độ chín" thì không nên công bố nhanh, vội.
Với phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường của xăng dầu tăng kịch khung từ ngày 1.7.2018. Việc này gây tác động không nhỏ đến người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường vận tải.