Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/10, dầu thô ghi nhận phiên giảm giá mạnh thứ 3 liên tiếp, ngay trước thềm cuộc họp của Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) diễn ra vào ngày 4/10. Tâm lý thận trọng đã thúc đẩy các giao dịch chốt lời. Bên cạnh đó, sự gia tăng sản lượng của một số quốc gia trong nhóm OPEC+, cùng đà mạnh lên của đồng USD đã gây sức ép cho giá dầu trong phiên giao dịch hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 11 ghi nhận mức tăng theo ngày mạnh nhất kể từ đầu tháng 5, đóng cửa ở mức giá 93,68 USD/thùng sau khi tăng 3,64%. Giá dầu Brent cùng kỳ hạn vượt mốc 96 USD/thùng trước thời điểm đáo hạn. Trong khi đó, Brent kỳ hạn tháng 12 với khối lượng giao dịch nhiều hơn kết thúc phiên tăng 2,09% lên mức 94,36 USD/thùng. Chênh lệch rõ rệt giữa 2 kỳ hạn cho thấy nguồn cung thắt chặt trong ngắn hạn.
Giá dầu gặp sức ép bán trong phiên mở cửa hôm qua ngày 26/9, trong bối cảnh thị trường lo ngại về sức ép lãi suất và rủi ro nợ công tại Mỹ. Tuy nhiên, giá đã đảo chiều tăng mạnh trở lại vào nửa cuối phiên trước các rủi ro thắt chặt từ phía nguồn cung.
Kết thúc ngày giao dịch 25/9, các mặt hàng trong nhóm năng lượng đều biến động giằng co và chốt phiên với mức giá không ghi nhận nhiều chêch lệch so với phiên trước. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,39% xuống 89,68 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa ở mức 93,27 USD/thùng, không có sự thay đổi so với mốc tham chiếu.
Kết thúc tuần giao dịch ngày 18/9 – 24/9, giá dầu WTI gần như không ghi nhận sự thay đổi so với tham chiếu của tuần trước đó, chỉ tăng nhẹ 0,01% lên mức 90,03 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm nhẹ 0,7% xuống 93,27 USD/thùng.
Giá dầu liên tục đảo chiều trong phiên giao dịch ngày 21/9, trước đi kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm nhẹ. Quyết định hạn chế xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển trong tháng 9 của Nga đã khiến giá đảo chiều tăng mạnh trong phiên tối. Tuy nhiên, áp lực vĩ mô từ kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã kéo giá hạ nhiệt trở lại.