Sáng kiến tổ chức Diễn đàn “Tam nhập tái xuất” của Hiệp hội Xăng dầu Việt nam là ý tưởng đáng khích lệ và bổ ích đối với độc giả Việt nam trong việc tiếp nhận các thông tin đa chiều về cùng một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Với tư cách là người có đôi chút am hiểu pháp luật tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:
Thứ nhất, Căn cứ vào nội dung Công số số 17060/BTC-VP, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xác định lại thời điểm tính thuế nhập khẩu đối với các lô xăng dầu tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết chuyển sang tiêu thụ nội địa. Điều đó cho thấy, Bộ tài chính chỉ đóng vai trò gián tiếp nhưng mang tính quyết định trong việc ra quyết định truy thu thuế đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết chuyển sang tiêu thụ nội địa.
Thứ hai, sau đây tôi xin trích dẫn nội dung Bài viết “Những căn cứ pháp lý cần tiếp tục được làm rõ” của Ông Trần Đức Tuấn mà tôi rất tâm đắc: “Giả sử (tôi xin nhắc lại là giả sử) nếu có sự chỉ đạo của cấp trên trái với luật định hiện hành thì trách nhiệm của cấp dưới là phải giải trình kỹ cho cấp trên về những khía cạnh pháp lý của vấn đề có liên quan chứ không thể thực hiện sự chỉ đạo này một cách máy móc rồi đổ trách nhiệm ngược cho cấp trên được. Chỉ trong trường hợp sau khi giải trình bằng văn bản về những căn cứ pháp lý có liên quan mà Chính phủ vẫn tiếp tục có sự chỉ đạo thực hiện công việc đó bằng văn bản thì lúc này Bộ Tài chính mới hết trách nhiệm của một cơ quan chức năng giúp Chính phủ quản lý lĩnh vực được phân công”.
Trên cơ sở cách đặt vấn đề như vậy, nếu Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan sau khi nhận được Công văn 17060 của Bộ tài chính có những giải trình bằng văn bản cho cho Bộ chủ quản về sự mâu thuẫn giữa nội dung trong công văn 17060 với qui định hiện hành thì mọi việc đã khác. Vậy vấn đề ở đây là gì:
- Ý thức chấp hành kỷ luật là điều khiến Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan không có những giải trình cần thiết đối với Bộ chủ quan?; hay
- Sự nể ngại của cấp dưới đối với cấp trên vốn là tàn dư của cơ chế quản lý theo phương thức quan liêu bao cấp?.
Dù bất kể là nguyên nhân nào thì nó cũng là bài học bổ ích khi soạn thảo các văn bản qui định trách nhiệm và quyền hạn của các cấp quản lý.
Xin gửi lời chào trân trọng tới Hiệp hội.
Nguyễn Thị Hạnh Phúc
Cử nhân luật
Quan điểm của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam:
Đứng về mặt lôgic hình thức mà nói, Bộ tài chính chỉ đóng vai trò gián tiếp trong việc ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết chuyển sang tiêu thụ nội địa. Trên thực tế, việc ra quyết định truy thu thuế của của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan của các tỉnh và thành phố đều dựa trên nội dung Công văn 17060/BTC-VP của Bộ Tài chính ngày 07 tháng 12 năm 2012. Và cũng xin lưu ý Chị, Tổng cục Hải quan cũng là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và vì thế khi dùng thuật ngữ Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trong việc truy thu thuế đối nhập khẩu với xăng dầu tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết chuyển sang tiêu thụ nội địa cũng không có nhiều mâu thuẫn.
Chúng tôi rất tâm đắc với cách lập luận mang tính “bắc cầu và ngoại suy” của Chị khi bàn đến mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong xã hội của chúng ta. Trước khi tuân thủ các chỉ thị của cấp trên, nên chăng cấp dưới cũng nên dũng cảm thể hiện chính kiến của mình trước những vấn đề “tế nhị”.
TIN KHÁC
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lại có thêm 3 kiến nghị 'nóng'(03/12/2024)
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)