Chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI trên đà hướng tới mức cao nhất kể từ tháng 7/2023, khiến việc vận chuyển dầu từ Mỹ để xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn với các công ty năng lượng.
Bể chứa dầu tại nhà máy lọc dầu ở Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm khoảng 2% và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm khoảng 3% trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại xung đột tại Trung Đông có thể lan rộng, làm gián đoạn các nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Còn trong phiên cuối tuần 27/10, giá dầu thế giới tăng khoảng 3%, lên mức cao nhất trong một tuần. Trong đó, giá dầu Brent tăng 2,25 USD, hay 2,6%, lên 90,18 USD/thùng trong khi giá dầu WTI tăng 2,14 USD, hay 2,6%, lên 85,35 USD/thùng.
Chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI trên đà hướng tới mức cao nhất kể từ tháng 7/2023, khiến việc vận chuyển dầu từ Mỹ để xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn với các công ty năng lượng.
Trước đó, giá dầu thế giới giảm thêm hơn 2% vào phiên 26/10, do lo ngại về nguy cơ xung đột tại Trung Đông lan rộng đã giảm bớt, trong khi nhu cầu năng lượng của Mỹ có dấu hiệu suy yếu. Giá dầu Brent chốt ở mức 87,93 USD/thùng, giảm 2,2 USD hay 2,44%. Giá dầu WTI cũng giảm 2,18 USD (2,55%) và kết phiên ở mức 83,21 USD/thùng.
Còn trong phiên 25/10, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông, nhưng mức tăng bị hạn chế phần nào do lượng dầu dự trữ của Mỹ cao hơn và triển vọng kinh tế ảm đạm ở châu Âu. Giá dầu Brent tăng 2,06 USD (tương đương 2,34%) lên 90,13 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng tăng 1,65 USD (1,97%) và đóng cửa ở mức 85,39 USD/thùng.
Giá dầu giảm phiên thứ ba liên tiếp trong phiên 24/10, sau một loạt dữ liệu kinh tế gây thất vọng từ Đức, Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh, gây sức ép lên triển vọng về nhu cầu năng lượng. Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 1,76 USD, tương đương 2%, xuống mức 88,07 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giảm 1,75 USD, tương đương 2,1%, đóng cửa ở mức 83,74 USD/thùng.
Phiên đầu tuần 23/10, giá dầu giảm hơn 2% khi những nỗ lực ngoại giao tại Trung Đông được đẩy mạnh nhằm kiểm soát xung đột đã làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Giá dầu Brent chốt phiên giảm 2,33 USD, hay 2,5%, xuống 89,83 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,59 USD, hay 2,9%, xuống 85,49 USD/thùng.
Diễn biến tại Trung Đông cho đến nay không tác động trực tiếp đến các nguồn cung dầu, nhưng có những lo ngại về sự gián đoạn xuất khẩu từ Israel, nước xuất khẩu dầu mỏ và Iran cùng với các nước khác.
Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs vẫn giữ nguyên dự báo giá dầu Brent trong quý I/2024 ở mức 95 USD/thùng, nhưng nói thêm rằng xuất khẩu của Iran giảm có thể khiến giá dầu tăng 5%.
Trong khi đó, triển vọng nhu cầu không chắc chắn.
Các nhà kinh tế nhận định việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
TIN KHÁC
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động(15/11/2024)
Thế giới đối mặt với tình trạng dư cung dầu trong năm 2025(15/11/2024)
Nhật Bản tiếp tục trợ cấp giá xăng tới năm 2025(14/11/2024)
Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần(14/11/2024)
Giá dầu thế giới gần mức thấp nhất trong hai tuần(13/11/2024)