Trước thực tế này, tại cuộc họp báo Bộ Công thương, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương đã bày tỏ thái độ bức xúc. Thứ trưởng nói: "Tôi là người dân, tôi rất bức xúc. Khi giá xăng tăng đến chiếc bánh mỳ cũng tăng giá theo nhưng giờ giá xăng đã giảm 8 lần mà giá các sản phẩm thực phẩm vẫn chưa giảm".
Giá nhiều mặt hàng trong đó có thực phẩm vẫn "kiên định" đứng giá dù giá xăng dầu đã giảm mạnh. Ảnh: TL |
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trong quyền hành của Bộ Công thương, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành rà soát và yêu cầu điều chỉnh giá.
Sau đợt điều chỉnh giảm gần đây nhất vào ngày 23/10 với mức điều chỉnh giảm giá xăng, dầu là 480-550 đồng/lít, giá xăng hiện đang ở mức 22.340 đồng/lít, giá dầu là 19.760 đồng/lít. Với mức giá này xăng dầu đã hạ nhiệt về mức thấp nhất của mặt bằng giá xăng dầu năm 2012.
Trao đổi với PV về thực trạng giá các sản phẩm thực phẩm, thậm chí giá cước vận tải chịu tác động trực tiếp từ giá xăng dầu giữ giá trong khi giá xăng dầu đã giảm sâu, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cũng cho biết, việc trì hoãn giảm giá của các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, thực phẩm là do bất cập của cơ chế không tạo ra áp lực để Doanh nghiệp giảm giá.
"Thêm nữa người tiêu dùng nhiều khi dễ dãi, không làm tốt quyền lợi của mình, thay vì chấp nhận mức giá cũ họ phải mặc cả để doanh nghiệp có mặt hàng tương ứng giảm theo. Doanh nghiệp đương nhiên cố tình kéo dài cơ hội này", ông Nguyễn Minh Phong nói.
TIN KHÁC
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lại có thêm 3 kiến nghị 'nóng'(03/12/2024)
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)