Chính Phủ vừa có Tờ trình số 52 lên UBTVQH đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57 quy định mức thuế trần cho bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng là 4.000 đồng/lít, dầu diezen là 3.000 đồng/lít.
Ảnh minh họa
Bên cạnh việc giá dầu thế giới đã có xu hướng tăng lên, chênh lệch giá cơ sở đã lên mức trên 2.000 đồng thì động thái đề nghị tăng thuế này rất có thể khiến giá xăng tăng giá kỉ lục vào thời gian tới.
Theo Biểu thuế này được ban hành theo Nghị quyết 1269 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ngày 14/7/2011, từ năm 2012 đến nay biểu thuế sàn của các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng A92 đang phải cõng 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường, dầu diezen gánh 500 đồng/lít, dầu hoả và madut chịu mức thấp hơn là 300 đồng/lít,kg... cho thuế bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, ở Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 quy định một mức thuế trần cho bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng lên tới 4.000 đồng/lít, dầu diezen là 3.000 đồng/lít, dầu hoả và madut, có mức thuế trần 2.000 đồng/lít,kg.
Tờ trình nêu rõ, giá dầu thô thế giới đang có xu hướng giảm sâu nên Chính phủ cho rằng cần phải tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu.
"Từ quý II/2014 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm rất mạnh, từ 111,81 USD/thùng xuống còn 46,01 USD/thùng, chưa có dấu hiệu dừng lại và còn diễn biến phức tạp. Diễn biến đó đã tác động làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho cân đối ngân sách nhà nước năm 2015", tờ trình viết.
Thêm vào đó, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam sẽ bắt đầu phải thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong đó, mức thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ là 20%, xăng máy bay là 10%; nhiên liệu bay, dầu diesel và dầu hỏa là 35%.
Tuy nhiên tính đến hiện nay, thuế suất bảo vệ môi trường đối với xăng dầu chỉ ở mức sàn. Chính vì vậy, tờ trình nêu rõ việc phải tăng thuế việc nâng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trên mức sàn là cần thiết, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và cam kết giảm thuế theo Hiệp định ATIGA, đồng thời, tạo sự chênh lệch hợp lý giữa xăng E5 và xăng khoáng để khuyến khích người dân sử dụng xăng, dầu sinh học.
Để thực hiện chính sách trên, Bộ Tư pháp đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sửa đổi Nghị quyết số 1269 về biểu thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội, đưa vào chương trình xây dưng luật, pháp lệnh năm 2015.
Theo Liên Bộ Công Thương - Tài Chính, hiện chênh lệch giá cơ sở với giá bán hiện hành đối với mặt hàng xăng là 2.492 đồng/lít, dầu diesel là 1.922 đồng/lít, dầu hỏa 1.935 đồng/kg... Sở dĩ ngày 24/02 vừa rồi mặt hàng xăng dầu không tăng thuế là bởi Bộ Công Thương quyết định xả quỹ bình ổn để kìm sự tăng giá, tuy nhiên mức dư quỹ bình ổn được cho là chỉ đủ tiêu dùng trong hai tháng.
Trước đó, Bộ Tài Chính đã nhiều lần tăng thuế xăng dầu để bù đắp vào hụt thu ngân sách. Hiện mức thuế nhập khẩu xăng dầu đang ở mức 30-35%, mỗi lít xăng phải cõng gần 9.000 đồng thuế.
Như vậy, với việc đề xuất tăng thuế môi trường với mặt hàng xăng, cộng dồn với nhiều yếu tố khác: giá dầu thô hồi phục, chênh lệch giá cơ sở, quỹ bình ổn chi hết...liệu xăng dầu sau Tết sắp tăng giá kỷ lục?
TIN KHÁC
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lại có thêm 3 kiến nghị 'nóng'(03/12/2024)
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập(31/07/2024)