Giới phân tích cho rằng trong tình hình nguồn cung dầu mỏ dư thừa trên thế giới, khiến giá dầu thô có thể tiếp tục giảm, tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.
Những tranh cãi giữa Ả rập Xê út và Iran đã khiến nỗ lực đóng băng sản lượng dầu của nhóm các nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất trên thế giới tại hội nghị ở Doha, Qatar mới đây thất bại.
Giới phân tích cho rằng trong tình hình nguồn cung dầu dư thừa trên thế giới, tranh cãi trên khiến cho khả năng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu trong năm 2016 là rất thấp, khiến giá dầu thô có thể tiếp tục giảm, tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.
Giá dầu có thể không tăng mạnh so với dự đoán của các chuyên gia, điều này sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế Mỹ, chuyên gia phân tích Brad McMillan của tạp chí Forbes bình luận.
Theo Brad McMillan dầu mỏ - “nhân tố chính” tấn công vào nền kinh tế Mỹ.
Theo ông, sản lượng dầu hiện nay vượt quá nhu cầu (cung vượt cầu) khoảng 2 phần trăm. Nếu nhu cầu tăng mà các nước sản xuất dầu mỏ cắt giảm sản lượng, đơn giản thặng dư này sẽ biến mất.
Trong trường hợp này, Mỹ sẽ bị tước "những điều kiện thuận lợi" cho sự phục hồi nền kinh tế của mình.
Theo chuyên gia năng lượng cấp cao Charles Ebinger thuộc Viện nghiên cứu Brookings, nhiều khả năng hội nghị tại Doha vào tháng 6 tới các bên sẽ không đạt được kết quả gì vì những tranh cãi giữa Iran và Ả rập Xê út là rất nghiêm trọng.
Ông Ebinger cho biết Ả rập Xê út muốn tất cả các nước cung cấp dầu trên thế giới giữ nguyên sản lượng dầu bằng mức tháng 1/2016, nhưng Iran không thể chấp nhận bới vì nước này vẫn muốn khôi phục lại sản lượng dầu bằng mức trước khi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt chống nước này.
Còn theo Deborah Gordon, Giám đốc chương trình Năng lượng và Biến đổi khí hậu thuộc Carnegie Endowment for International Peace, hiện nay tất cả các nước cung cấp dầu trên thế giới, kể cả Mỹ đều muốn sản xuất dầu, còn các nước khác ngưng hoặc đóng băng sản lượng dầu.
Tuy nhiên trong trung và dài hạn, việc giá dầu thấp hơn có thể không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ, nhất là ngành dầu đá phiến. Thậm chí việc giá dầu giảm còn tốt cho ngành dầu đá phiến bởi vì hiệu quả của ngành này sẽ được tăng lên.
Chuyên gia Gordon cho rằng trong ngắn hạn, các công ty dầu mỏ của Mỹ sẽ gặp khó khăn và một số có thể phải đệ đơn xin phá sản, nhưng một ngành công nghiệp mới sẽ xuất hiện.
Việc không đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu, trong chừng mực nào đó, cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong năm nay vì những lợi ích của việc giá dầu thấp không thể bù lại những tổn thất mà ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ phải chịu, khi hàng tỷ USD đầu tư bị giảm và hàng chục nghìn nhân công bị sa thải.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng tin lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
TIN KHÁC
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lại có thêm 3 kiến nghị 'nóng'(03/12/2024)
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)