Kết thúc ngày giao dịch 21/12, giá dầu thế giới giảm trở lại, kết thúc chuỗi tăng ba phiên liên tiếp. Thông tin đáng chú ý nhất là quyết định rời Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) của nhà sản xuất Châu Phi Angola sau những bất đồng về mức cắt giảm sản lượng trong cuộc họp với nhóm vào cuối tháng 11. Điều này đặt ra nghi vấn về nỗ lực của nhóm trong việc hỗ trợ giá bằng cách hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 0,44% xuống 73,89 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa với mức giá 79,39 USD/thùng, thấp hơn 9,39% so với phiên trước.
Hãng thông tấn địa phương ANGOP đưa tin hôm thứ Năm, dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ, cho biết Angola sẽ rời OPEC+. Tuyên bố rời đi của Angola diễn ra sau sự phản đối quyết định cắt giảm hạn ngạch sản xuất của OPEC+ cho năm 2024. Tranh chấp đã khiến cuộc họp chính sách vào tháng 11 và thỏa thuận hạn chế sản lượng mới của nhóm bị trì hoãn vài ngày.
Tháng trước, nhóm sản xuất dầu OPEC + đã hạ mục tiêu sản lượng dầu của Angola xuống 1,11 triệu thùng/ngày. Sự ra đi của Angola sẽ khiến OPEC chỉ còn 12 thành viên và sản lượng dầu thô đạt khoảng 27 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 27% trong tổng sản lượng 102 triệu thùng/ngày của thị trường dầu thế giới. Điều này càng làm giảm thị phần của nhóm, vốn đứng ở mức 34% trong năm 2010.
Ban đầu, giá dầu giảm mạnh hơn 1 USD ngay sau thông tin. Thị phần thu hẹp của OPEC+ khiến cho việc kiểm soát giá dầu phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên, Angola không phải là quốc gia sản xuất dầu quá lớn trong nhóm, đồng thời cũng đang vận hành gần hết công suất khai thác, nên tác động sẽ hạn chế. Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng góp phần giúp giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên.
Sức ép cho thị trường dầu còn do nguồn cung gia tăng mạnh mẽ của Mỹ. Trước đó, sản lượng dầu của Mỹ đã thiết lập mức đỉnh mới khi tăng 200.000 thùng/ngày lên 13,3 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Nhóm nghiên cứu HFI mới đây cũng đã đưa ra dự báo sản lượng dầu của quốc gia này trong năm 2024, với ước tính đạt 13,5 - 13,6 triệu thùng/ngày vào nửa cuối năm, tăng khoảng 200.000 - 300.000 thùng/ngày so với hiện tại. Trong khi đó, sản lượng năm 2025 dự kiến đạt 13,7 triệu thùng.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Hai phiên vừa qua, giá dầu đóng nến spinning top và theo sau là nến doji, cho thấy lực mua và bán đang cân bằng nhau. Nến doji hôm qua thấp hơn. Điều này cho thấy tiềm năng đảo chiều xu hướng trong ngắn hạn.
Giá dầu tuân theo kênh giảm trung hạn, rút chân sau khi chạm cạnh trên của kênh. Cũng trên khung D1, RSI có dấu hiệu phân kỳ âm. Giá cũng phá vỡ kênh tăng ngắn từ vùng 67 đến vùng 75,5 USD. Do đó, kịch bản giá giảm trong phiên hôm nay sẽ cao hơn.
Giá dầu có thể sẽ kiếm tra lại vùng 74,5 USD trước khi giảm trở lại, mục tiêu sẽ là vùng 72,5 – 72,6 USD. Và nếu vùng này bị phá vỡ, giá dầu sẽ bị đẩy xuống vùng 71 USD. Nhà đầu tư có thể mở bán vùng 74,3 – 74,5 USD, chốt lời từng phần ở 2 mục tiêu trên.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)