Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/07, tất các 5 mặt hàng trên nhóm năng lượng đồng loạt đóng cửa trong sắc đó. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu thô đều giảm hơn 1,5%, và là phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 1,68% xuống 74,15 USD/thùng và giá dầu Brent giảm 1,72% xuống 78,5 USD/thùng.
Dữ liệu tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng của quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 trên thế giới, Trung Quốc, là nguyên nhân chính khiến giá dầu gặp áp lực.
Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2023 của Trung Quốc tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 4,5% trong quý I/2023, thấp hơn mức dự báo 7,3% của các chuyên gia kinh tế, theo dữ liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS).
Trên cơ sở hàng quý, GDP của Trung Quốc trong quý II chỉ tăng nhẹ 0,8% so với quý trước, thấp hơn mức tăng 2,2% trong 3 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế tháng 6 của Trung Quốc cũng ghi nhận những con số trái chiều, nhưng nhìn chung vẫn cho thấy tốc độ phục hồi khá yếu. Doanh số bán lẻ tăng 3,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 12,7% trong tháng trước và thấp hơn mức dự báo 3,3% của các chuyên gia kinh tế.
Số liệu kinh tế không đạt kỳ vọng của Trung Quốc đã khiến một số ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng của quốc gia này trong năm nay. Cụ thể, JPMorgan và Citi Bank đã cắt giảm dự báo tăng trưởng từ 5,5% xuống 5%, trong khi Morgan Stanley giảm ước tính xuống 5,5% tức mức tăng trưởng 7%.
Thông tin này đã có tác động lấn át dữ liệu về nhu cầu lọc dầu tích cực của Trung Quốc, khi thông lượng lọc dầu trung bình tăng 1,6% lên 14,83 triệu thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng trước. Nhìn chung, hàng loạt thách thức kinh tế bao gồm rủi ro giảm phát, xuất khẩu giảm và lĩnh vực bất động sản suy yếu tại Trung Quốc vẫn là rào cản cho đà tăng của giá dầu bất chấp nguồn cung bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, một vài lo ngại về nguồn cung gián đoạn vào cuối tuần trước đã được giải quyết, cũng làm gia tăng áp lực bán trên thị trường dầu thô. Hoạt động sản xuất tại các mỏ dầu Sharara và El Feel của Libya đã được khôi phục trở lại sau khi gặp tình trạng biểu tình về các vấn đề chính trị. Mỏ Sharara là một trong những khu vực sản xuất lớn nhất của Libya với công suất khoảng 300.000 thùng/ngày.
Việc Saudi Arabia cắt giảm sản lượng, đẩy giá dầu tăng cao đang khiến nhà nhập khẩu dầu thô số 1 thế giới, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Brazil. Theo hãng tin Reuters, một số thương nhân cho biết quốc gia này đã đặt gần 1 triệu thùng dầu thô/ngày của Brazil cho giao hàng tháng 8 và tháng 9. Điều đó cũng đẩy sản lượng dầu thô của Brazil gia tăng và gây áp lực tới giá dầu.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Giá dầu hiện đang chạm cạnh dưới của kênh xu hướng tăng giá ngắn hạn, RSI trên các khung H1 và H4 đang tiến lên từ vùng quá bán, nên nhiều khả năng giá dầu sẽ có nhịp tăng nhẹ trước khi tiếp tục xác định các diễn biến tiếp theo. Nếu giá vượt vùng kháng cự 74,7 – 74,8 USD, nhà đầu tư có thể mua với kỳ vọng chốt lời tại 76 USD. Trong trường hợp không vượt được vùng này, giá dầu nhiều khả năng sẽ quay về vùng hỗ trợ 73,30 USD.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)