Sắc đỏ quay trở lại thị trường dầu thô trước một loạt các tin tiêu cực cản trở đà tăng của giá. Kết thúc phiên 14/06, giá dầu thô WTI giảm 1,7% còn 118,93 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm hơn 0,9% còn 121,17 USD/thùng.
Đà tăng của dầu bốc hơi trong bối cảnh các nhà chức trách tìm cách can thiệp để để kiềm chế chi phí năng lượng và lạm phát của Mỹ.
Đảng Dân chủ đang xem xét nhiều dự luật năng lượng hơn, để áp một khoản thuế bổ sung 21% đối với lợi nhuận vượt quá của các công ty dầu khí có quy mô doanh thu hàng năm lớn hơn 1 tỷ USD.
Ngoài ra, giá dầu cũng gặp sức ép trước những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ mạnh tay tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, thay vì 50 điểm cơ bản như thông báo trước đó, để làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và hạ nhiệt chi phí hàng hóa.
Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được phát hành vào ngày hôm qua, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm nay vẫn vượt qua mức trước đại dịch và tăng 3,36 triệu thùng/ngày. OPEC cũng dự báo rằng mức tiêu thụ trên thế giới sẽ vượt qua mốc 100 triệu thùng/ngày trong quý III, mặc dù những rủi ro đến từ xung đột giữa Nga - Ukraine và đại dịch Covid-19 tăng lên đáng kể.
Sản lượng của nhóm giảm 175.000 thùng/ ngày trong tháng 5, khi mà các thành viên hiện đang phải vận lộn để đáp ứng hạn ngạch sản xuất do công suất dự phòng eo hẹp.
Các thông tin từ báo cáo OPEC đều mang tính tích cực với nguồn cung, tuy nhiên phần lớn các yếu tố này đã phản ánh vào đà tăng của giá trước đó. Mặt khác, các nhà đầu tư hiện nay đang phản ứng mạnh hơn với các yếu tố liên quan đến việc cắt giảm nhu câu tiêu thụ dầu, đặc biệt là ở Mỹ, nên giá dầu thô WTI giảm mạnh hơn so với giá dầu Brent trong phiên hôm qua.
Mở phiên sáng nay, giá dầu cũng đang chịu sức ép khi mà báo cáo mới nhất của Viện dầu khí API cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 740.000 thùng so với dự đoán giảm 1,3 triệu thùng của giới phân tích. Ngoài ra, tồn kho của các mặt hàng khác là nhiên liệu chưng cất và xăng cũng lần lượt tăng 230.000 thùng và giảm 2,2 triệu thùng.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ hôm qua giảm mạnh 16,5% trong bối việc khởi động lại cơ quan xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Freeport Texas sau vụ nổ vào tuần trước, có thể mất 90 ngày thay vì ước tính ban đầu là 3 tuần. Các nhà đầu tư gia tăng sức bán do dự đoán việc nhà máy ngừng hoạt động sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ và tồn kho khí đốt tăng cao ở Mỹ.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Giá dầu thô đang tiếp tục giảm trong sáng nay do sức ép bán sau báo cáo của API. Dải Bollinger Band trên khung H4 đang có xu hướng mở rộng ra và hướng xuống, còn chỉ số RSI đã giảm về dưới 50 điểm. Các nhà đầu tư cóthể canh bán khi giá tăng điều chỉnh lên 120 USD với kỳ vọng chốt lời tại 118 USD.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)