Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm qua, khi tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng trên thị trường chung. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 12/09, giá WTI tăng 1,14% lên 87,78 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,25% lên 94 USD/thùng.
Đồng Dollar Mỹ giảm 4 phiên liên tiếp xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần đã trở thành chất xúc tác lớn nhất cho thị trường chung. Sắc xanh bao phủ trên thị trường chứng khoán Mỹ và cả bảng giá của hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa khi dòng tiền chuyển dịch từ tài sản an toàn đến các tài sản rủi ro.
Thị trường đã định giá hết khả năng Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp tới, với CME Watchtool cho thấy trên 92% thị trường kỳ vọng lãi suất của Fed sẽ tăng từ 2,25% – 3%. Tuy vậy, với số liệu Chỉ số giá tiêu dùng CPI công bố ngày hôm nay được kỳ vọng sẽ ở mức 8,1%, thấp hơn số liệu 8,5% trong tháng 8, cho thấy tốc độ gia tăng lạm phát đang có dấu hiệu đi xuống từ đỉnh. Các nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát giảm tốc có thể khiến cho Fed không cần giữ quan điểm thắt chặt tiền tệ quá mạnh trong cuối năm, hỗ trợ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ngoài Anh và Pháp, hiện tại Đức cũng cho biết họ không kỳ vọng thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran sẽ sớm thành công. Việc Iran không làm theo các nguyên tắc mà các nước phương Tây đề xuất khiến cho khiến cho triển vọng thành công ngày càng thấp. Như vậy, không có thêm 1 triệu thùng dầu/ngày của Iran, khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì trạng thái nguồn cung eo hẹp trong cuối năm nay, đặc biệt khi vào ngày 05/12 châu Âu sẽ chính thức áp dụng các lệnh cấm vận dầu từ Nga. Trong khi đó, trong Báo cáo thị trường tháng 9, EIA đã điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung dầu từ Mỹ. Hiện tại, với tồn kho dầu chiến lược SPR đang ở mức thấp nhất kể từ 1984, Mỹ cũng khó có thể tung thêm dầu để giải cứu thị trường. Trong khi đó, tại Trung Đông, sản lượng dầu của Kazakhstan đã giảm 13% trong tháng 8, do sự cố tràn dầu khiến mỏ Kashagan phải đóng cửa để sửa chữa. Xuất khẩu dầu của nước này cũng được dự kiến sẽ giảm trong vòng ít nhất một tháng.
Tuy vậy, đà tăng của giá dầu cũng gặp nhiều rủi ro, với việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero-Covid đang tạo ra khả năng tiêu thụ dầu của nước này giảm lần đầu tiên trong vòng 20 năm. Thông thường, kỳ nghỉ Trung Thu trong tháng 9 và Tuần lễ Vàng trong tháng 10 sẽ là thời diểm nhu cầu đi lại tăng mạnh. Với các chính sách kiểm soát dịch hiện tại, điều này sẽ khó có thể xảy ra trong năm nay.
Ngày hôm nay, OPEC sẽ phát hành Báo cáo Thị trường Dầu tháng 9. OPEC vẫn đang liên tục điều chỉnh chính sách sản lượng để phù hợp với tình hình của thị trường, do đó, các dự báo đưa ra trong tháng này sẽ được các nhà đầu tư quan tâm. Nếu OPEC cho rằng cân bằng cung – cầu sẽ bị thắt chặt, giá có thể sẽ được hỗ trợ.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Trên biểu đồ ngày, giá dầu liên tiếp chịu sức ép tại khu vực cạnh giữa dải Bollinger Bands mở rộng, trong khi khối lượng giao dịch đang giảm xuống. RSI đang có dấu hiệu đi ngang trong khi MACD có dấu hiệu cắt lên trên đường Signal. Các nhà đầu tư có thể bán tại khu vực 89 USD/thùng, hoặc mở vị thế mua nếu giá điều chỉnh về 85,5 – 86 USD/thùng, với kỳ vọng chốt lời 1,5 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp(23/05/2024)