Kết thúc phiên 06/01, giá dầu thô WTI tăng 0,98% lên 74,11 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,31% lên 80,99 USD/thùng.
Sức mua xuất hiện ngay từ đầu phiên, khi thị trường phản ứng tích cực với việc Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay sẽ đến từ Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng nhu cầu nhiên liệu máy bay của nước này đang bùng nổ và gây áp lực lên nhu cầu.
Các nhà đầu tư cũng lo lắng về việc, trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã khiến dòng chảy dầu tới cảng xuất khẩu Ceyhan, với công suất khoảng hơn 1 triệu thùng/ ngày, trên bờ biển Địa Trung Hải bị gián đoạn. Bên cạnh đó, sự cố mất điện kiến mỏ dầu lớn thứ ba của Na Uy, Johan Sverdrup, phải ngừng hoạt động trong vòng 2 – 3 ngày.
Tuy nhiên, giá dầu suy yếu trong phiên tối trước sự bứt phá mạnh mẽ của đồng USD. Chỉ số Dollar Index tăng phiên thứ ba liên tiếp lên 103,62 điểm, và Đồng USD cũng tăng lên mức cao nhất trong ba tuần so với đồng Euro.
Đà tăng xuất phát từ việc các nhà đầu tư cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản thêm ít nhất hai lần nữa, thay vì một đợt như dự báo trước đó, vào hai cuộc họp trong tháng 2 và 3 sắp tới.
Đồng bạc xanh mạnh hơn làm gia tăng chi phí đầu tư và kinh doanh hàng vật chất đối với dầu thô. Bên cạnh đó, sức ép tỷ giá cũng làm cho dầu thô xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn đối với các đối tác, và làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ.
Giá dầu đã có lúc giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022, nhưng dần phục hồi vào cuối phiên, bởi các nhà đầu tư vẫn cân nhắc tới triển vọng lạc quan khi Trung Quốc mở cửa trở lại, trong bối cảnh nguồn cung dầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro.
Tổng Thư ký của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng cho rằng triển vọng kinh tế lạc quan hơn khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Mặc dù, các thành viên đã nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi nhu cầu, nhưng vẫn còn quá sớm để bắt đầu nâng mức sản xuất.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Về mặt kỹ thuật, trên khung H4, giá dầu phục hồi khi chạm cạnh dưới của Bollinger Band. Nến rút chân với râu dài cho thấy lực bắt đáy tương đối mạnh. Chỉ số RSI tuy đang tăng nhưng vẫn yếu, dưới 50 điểm, cộng với việc giá đang duy trì giao dịch ở nửa dưới Bollinger Band. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán nếu giá quay đầu khi test lại cạnh giữa tại mức 74,9 USD, với kỳ vọng chốt lời ở mức 73,9 USD.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp(23/05/2024)