Kết thúc ngày giao dịch 9/11, giá dầu phục hồi khi tâm lý lo ngại về nhu cầu giảm bớt và nguồn cung có một số tín hiệu thu hẹp hơn. Mặc khác, đà tăng của giá cũng được thúc đẩy chủ yếu bởi áp lực đóng vị thế sau hai phiên bị bán tháo mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/11, hai mặt hàng dầu thô đồng loạt giảm mạnh hơn 4%, mức giảm trong ngày lớn nhất trong vòng 1 tháng qua. Trong đó, dầu WTI giảm 4,27% xuống 77,37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6. Dầu Brent lần đầu tiên đóng cửa dưới 84 USD/thùng kể từ cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, chốt phiên tại 81,61 USD/thùng, giảm 4,22%. Lo ngại về nhu cầu suy giảm, trong khi sản lượng dự kiến của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng, đã kéo giá dầu lao dốc.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 6/11, giá dầu bật tăng sau khi hai nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và Nga tái khẳng định cam kết cắt giảm nguồn cung tự nguyện đến cuối năm nay. Tâm lý lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt đã thúc đẩy lực mua trên thị trường, củng cố đà tăng của giá.
Với 4 trong tổng số 5 phiên giảm giá, dầu thô đã kết thúc tuần giao dịch 30/10 – 5/11 trong sắc đỏ, ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp. Dầu WTI đánh mất 5,88% giá trị xuống 80,51 USD/thùng, mức thấp nhất trong 2 tháng qua. Dầu Brent đánh mất mốc 85 USD/thùng, sau khi giảm 4,83% trong tuần qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, giá dầu lấy lại động lực tăng khi một số Ngân hàng Trung ướng lớn trên thế giới phát đi tín hiệu rằng lãi suất có thể đã đạt đỉnh. Dầu WTI sau khi rơi xuống sát vùng hỗ trợ quan trọng 80 USD/thùng, đã bật tăng trở lại nhờ lực mua kỹ thuật, chấm dứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.