Số 46/2012/NĐ-CP

Số văn bản:

Số 46/2012/NĐ-CP 

Tên văn bản:

Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 

Loại văn bản:

Nghị định 

Đơn vị ban hành:

Chính Phủ 

Người ký:

Nguyễn Tấn Dũng 

Ngày ban hành:

22/05/2012 

Ngày hiệu lực:

15/07/2012 

File gắn kèm:

    CHÍNH PHỦ

    _______

                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số: 46/2012/NĐ-CP

        Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2012

    NGHỊ ĐỊNH

    Sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP

    ngày 04 tháng4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều

    của Luật phòngcháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP

    ngày 08 tháng11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

    _________

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật tổchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật phòngcháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

    Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công an,


    NGHỊ ĐỊNH:

    Điều 1. Sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy(sau đâyviết gọn là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) như sau:

    1. Khoản 3Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "3.Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phảiđược tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    Đối với cáccơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này, trước khi đưa vào hoạt động, ngườiđứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữacháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầyđủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

    - Bản sao"Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy", văn bảnnghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản thống kê các phương tiện phòng cháy vàchữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho cơ sở;

    - Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữacháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy vàchữa cháy;

    - Phương án chữa cháy;

    - Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm,biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợpvới đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

    - Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụphòng cháy và chữa cháy của cơ sở;

    - Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòngcháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

    Bộ Công an quy định cụ thể mẫu văn bản thôngbáo cam kết; các loại giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo và việc tiếp nhận văn bảnthông báo cam kết của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy."

    2. Khoản 2 Điều 12 được sửađổi, bổ sung như sau:

    "2. Phương tiện giao thông cơ giới cóyêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàuhỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễcháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ khi chế tạo mớihoặc hoán cải phải được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.Trước khi đưa vào hoạt động, chủ phương tiện phải có văn bản thông báo cam kếtvới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điềukiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệuchứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, cụ thểnhư sau:

    - Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy", văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm,biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợpvới đặc điểm và tính chất hoạt động của phương tiện;

    - Bản sao giấy chứng nhận đã qua huấn luyệnnghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháycó thẩm quyền cấp cho người điều khiển phương tiện làm việc;

    - Bản thống kê các phương tiện phòng cháy vàchữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho phương tiện.

    3. Điều 16 được sửa đổi, bổsung như sau:

    "Điều 16. Thiết kế và thẩm duyệt thiếtkế về phòng cháy và chữa cháy

    1. Dự án, thiết kế quy hoạch xây dựng, dự ánđầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng côngtrình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là dự án, công trình) thuộc mọinguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật về phòng cháy và chữa cháy.

    Việc lập dự án, thiết kế công trình quy địnhtại Phụ lục 3 và Phụ lục 3a Nghị định này phải do đơn vị tư vấn thiết kế xâydựng có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.

    2. Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục3 Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phảiđược cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháyvà chữa cháy theo quy định tại Khoản 6 Điều này.

    3. Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục3a Nghị định này và các công trình thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng theoquy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thayđổi tính chất sử dụng do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư tự thẩm địnhcác nội dung thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩnvà quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy khi phê duyệt dự án, thiết kếvà cấp giấy phép xây dựng. Đối với những công trình xét thấy gặp khó khăn vềnghiệp vụ chuyên môn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan cấp giấyphép xây dựng hoặc cơ quan phê duyệt dự án, thiết kế cần xin thêm ý kiến của cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy bằng văn bản.

    Đối với dự án, công trình quy định tại Phụlục 3a Nghị định này, trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bảnthông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc côngtrình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy theo đúng quy định của pháp luật.

    4. Dự án, công trình không thuộc danh mục quyđịnh tại Phụ lục 3 và Phụ lục 3a Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặcthay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy vàchữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy vàchữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữacháy.

    5. Nội dung thẩm duyệt, thẩm định, phê duyệtvề phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, thiết kế quy hoạch phải theo đúng quyđịnh tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13; đối với thiết kế xây dựng công trìnhphải theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.Kết quả thẩm duyệt, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trongnhững căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng.

    6. Thẩmduyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quyđịnh tại Phụ lục 3 Nghị định này được thực hiện như sau:

    a) Đối vớidự án thiết kế quy hoạch, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có văn bảntrả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạchtỷ lệ 1:500;

    b) Đối vớidự án, công trình có từ hai bước thiết kế trở lên, cơ quan Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy có văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồsơ thiết kế cơ sở và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiếtkế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;

    c) Đối vớidự án, công trình có một bước thiết kế, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thicông. Công trình có nguy hiểm cháy, nổ nêu tại mục 13, 14 và 19 của Phụ lục 3Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.

    7. Hồ sơtrình thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quyđịnh tại Phụ lục 3 của Nghị định này gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếuhồ sơ bằng tiếng nước ngoài, thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếngViệt kèm theo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Hồ sơ bao gồm:

    a) Đối vớihồ sơ dự án thiết kế, quy hoạch:

    - Văn bảnđề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan,tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho mộtđơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

    - Các tàiliệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầuvề giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều13 Nghị định này.

    b) Đối vớihồ sơ thiết kế cơ sở:

    - Văn bảnđề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan,tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho mộtđơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

    - Bản saovăn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

    - Các bảnvẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giảipháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14Nghị định này.

    c) Đối vớihồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng:

    - Văn bảnđề nghị kiểm tra, chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy củachủ đầu tư có nêu rõ quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của côngtrình dự kiến xây dựng, đặc điểm, hiện trạng và sự phù hợp của khu đất dự kiếnxây dựng công trình;

    - Bản saogiấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà, công trình;

    - Bản vẽ,tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòngcháy và chữa cháy như: Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình, khoảngcách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió,cao độ công trình.

    d) Đối vớihồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

    - Văn bảnđề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủđầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèmtheo;

    - Bản saovăn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ quy hoạch hoặcgiấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất;

    - Bản vẽ vàbản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện nhữngnội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4,5 và 6 Điều 14 Nghị định này.

    8. Thời hạnthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy địnhtại Phụ lục 3 Nghị định này được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thểnhư sau:

    a) Đối vớidự án quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc;

    b) Đối vớithiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 5ngày làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C;

    c) Đối vớichấp thuận địa điểm xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;

    d) Đối vớithẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngàylàm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối vớidự án, công trình nhóm B và nhóm C.

    Phân nhómdự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định củaChính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

    9. Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quanban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối vớitừng loại công trình; phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung, trình tựthẩm duyệt, thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trong xâydựng. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn điều kiện năng lực của tổchức, cá nhân về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động xây dựng.

    10. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với BộCông an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.Phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư của dựán, công trình."

    4. Điều 17 được sửa đổi, bổsung như sau:

    "Điều 17. Trách nhiệm của chủ đầu tư,đơn vị tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhàthầu xây dựng, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình

    1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

    a) Bảo đảm việc lập dự án, thiết kế theo đúngquy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế vềphòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối vớicác dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này;

    b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòngcháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghịđịnh này;

    c) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thicông theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được phê duyệt. Trườnghợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòngcháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩmduyệt, phê duyệt lại;

    d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháyđối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giaođưa vào sử dụng;

    đ) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy. Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này, trước khiđưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòngcháy và chữa cháy;

    e) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụlục 3a Nghị định này, trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bảnthông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc côngtrình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy theo đúng quy định của pháp luật.

    Bộ Công an quy định mẫu văn bản thông báo camkết của chủ đầu tư.

    2. Tráchnhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:

    a) Thiết kếbảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sảnphẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;

    b) Thựchiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;

    c) Tham gianghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Tráchnhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:

    a) Thi côngtheo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được phê duyệt;

    b) Bảo đảman toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốtquá trình thi công đến khi bàn giao công trình;

    c) Lập hồsơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thuvà tham gia nghiệm thu công trình.

    4. Tráchnhiệm của đơn vị tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công:

    Chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòngcháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vịtư vấn.

    5. Tráchnhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng

    a) Cơ quanphê duyệt dự án có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nội dung phòng cháyvà chữa cháy trước khi phê duyệt dự án. Đối với dự án, công trình quy định tạiPhụ lục 3 Nghị định này, trước khi phê duyệt phải có ý kiến chấp thuận bằng vănbản của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

    b) Cơ quancấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình văn bảnthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này, vănbản thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư đốivới các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này.

    6. Tráchnhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:

    a) Xem xét,trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạchvà hồ sơ thiết kế cơ sở; thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơthiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của các dự án, công trình quyđịnh tại Phụ lục 3 Nghị định này;

    b) Xem xét,trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình khicó yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này;

    c) Kiểmđịnh thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt; kiểm traan toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng;

    d) Kiểm tranghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình theo thẩmquyền."

    5. Điều 22được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "Điều22. Phương án chữa cháy

    1. Phươngán chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

    a) Nêu đượctính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đếnhoạt động chữa cháy;

    b) Đề ratình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thểxảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

    c) Đề ra kếhoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹthuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp vớitừng giai đoạn của từng tình huống cháy.

    2. Tráchnhiệm xây dựng phương án chữa cháy

    a) Ngườiđứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủrừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toànphòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháysử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý của mình (gọichung là phương án chữa cháy của cơ sở);

    Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục do Bộ Công an quy địnhtại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lýtheo hướng dẫn  của Bộ Công an;

    b) Cơ quanCảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy cơsở và khu vực dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy và của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phương (gọichung là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy);

    Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dâncư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phươngán chữa cháy.

    c) Phương án chữa cháy phải được bổ sung,chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm vềcháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

    3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở không thuộcPhụ lục 1 Nghị định này;

    b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở quy địnhtại Phụ lục 1 Nghị định này; phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữacháy xây dựng có huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy và của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợpđặc biệt do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;

    c) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháycủa cơ sở quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý;phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng có huy độnglực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc thẩm quyềnquản lý, của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

    d) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữacháy phê duyệt phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựngcó huy động lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy trực thuộc, của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

    đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt phương án chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của Quân đội;

    e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữacháy phê duyệt phương án chữa cháy có huy động lực lượng và phương tiện củanhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp cần thiết trình Bộtrưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thìBộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    4. Trình tự thủ tục, thời hạn phê duyệtphương án chữa cháy:

    a) Trình tự thủ tục phê duyệt phương án chữacháy:

    Sau khi tổ chức lập xong phương án chữa cháycơ sở thuộc Phụ lục 1 Nghị định này, người có trách nhiệm tổ chức xây dựngphương án duyệt, ký tên, đóng dấu, làm hồ sơ đề nghị phê duyệt gửi đến người cóthẩm quyền phê duyệt.

    Hồ sơ đềnghị phê duyệt phương án chữa cháy gồm 1 bộ. Thành phần hồ sơ gồm 1 văn bản đềnghị phê duyệt phương án chữa cháy kèm theo 2 phương án chữa cháy đã được ngườicó trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án duyệt, ký tên, đóng dấu.

    Trong thờihạn quy định tại Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền phê duyệt phương án tổchức kiểm tra các thông tin có liên quan đến nội dung phương án để xem xétquyết định phê duyệt hay có văn bản yêu cầu bổ sung, chỉnh lý lại phương ánchữa cháy;

    b) Thời hạnphê duyệt đối với các phương án chữa cháy cơ sở thuộc Phụ lục 1 Nghị định nàyđược tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quy định cụ thể như sau:

    - Phương ánchữa cháy do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt: Không quá07 ngày làm việc;

    - Phương ánchữa cháy do Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt: Khôngquá 10 ngày làm việc.

    5. Phươngán chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được quảnlý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địabàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điềunày được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơsở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chứccó lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dungliên quan đến nhiệm vụ của mình.

    6. Chế độvà trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy

    a) Phươngán chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổchức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;

    b) Phươngán chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều này được tổchức thực tập khi có yêu cầu;

    c) Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổchức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại Điểm b Khoảnnày trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia;

    d) Lựclượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phảitham gia đầy đủ.

    7. Cơ quanCảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng,thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

    8. Bộ Côngan quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án chữa cháy củaCảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị,cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựngphương án chữa cháy và chế độ thực tập phương án chữa cháy do cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy lập."

    6. Khoản 5Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "5.Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt vềbảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm định thiết bị, phương tiện phòngcháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy".

    7. Mục 15Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

    "15.Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài trên 2.000 m; hầm đường bộcó chiều dài từ 600 m trở lên; hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản kháccháy được; các công trình ngầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụngchất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên."

    8. Tiêu đềPhụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

    "Phụlục 2: Danh mục cơ sở thuộc diện phải có văn bản thông báo cam kết bảo đảm cácđiều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động."

    9. Phụ lục3 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "Phụlục 3: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháythẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

    1. Dự ánquy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án xây dựng mới hoặc cải tạocông trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữacháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.

    2. Nhà ởtập thể, nhà chung cư và nhà ở khác cao từ 9 tầng trở lên.

    3. Bệnhviện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh có quy mô trên 50giường.

    4. Trườnghọc, cơ sở giáo dục có khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫugiáo có từ 200 cháu trở lên.

    5. Chợ kiêncố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng có từ 300 hộ buôn bán trở lên hoặccó tổng diện tích gian hàng từ 1.200 m2 trở lên.

    6. Rạp hát,rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa có thiết kế từ 300 chỗ ngồi trở lên;nhà thi đấu thể thao trong nhà có từ 1.000 chỗ ngồi trở lên, sân vận động ngoàitrời có từ 10.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơigiải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; những côngtrình công cộng khác có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

    7. Kháchsạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ10.000 m3 trở lên.

    8. Nhà hànhchính, nhà văn phòng làm việc từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m3trở lên; trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấptỉnh trở lên.

    9. Bảotàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên.

    10. Nhà,công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 7 tầng trở lên hoặc cókhối tích từ 10.000 m3 trở lên.

    11. Đàiphát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp tỉnh trở lên. Trungtâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộccác lĩnh vực.

    12. Nhà gahàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ô tô thuộc cấp đặc biệt, cấp I, cấpII và cấp III; cảng đường thủy thuộc cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp IIItheo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp xây dựng công trình dândụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

    13. Cửahàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt.

    14. Côngtrình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khíđốt, vật liệu nổ công nghiệp.

    15. Nhà,công trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc hạng nguy hiểm cháy nổA, B có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

    16. Nhà,công trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc hạng nguy hiểm cháy nổC, D, E có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

    17. Nhà khohàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 2.500 m3trở lên.

    18. Nhà máyđiện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp từ 110 kV trở lên.

    19. Côngtrình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặcbiệt.

    20. Côngtrình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài trên 2.000 m; hầm đường bộ cóchiều dài từ 600 m trở lên; các công trình ngầm có hoạt động sản xuất, bảoquản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

    10. Bổ sungPhụ lục số 3a như sau:

    "Phụlục 3a: Danh mục dự án, công trình do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tưthẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng, chủđầu tư phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy:

    1. Dự ánquy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹthuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khukinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phêduyệt cấp huyện.

    2. Nhà ởtập thể, nhà chung cư và nhà ở khác cao từ 5 tầng đến 8 tầng.

    3. Bệnhviện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh có quy mô từ 25giường đến 50 giường.

    4. Trườnghọc, cơ sở giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 đếndưới 10.000 m3; nhà trẻ, mẫu giáo có từ 100 đến dưới 200 cháu.

    5. Chợ kiêncố, bán kiên cố, Trung tâm thương mại có dưới 300 hộ buôn bán hoặc có tổng diệntích gian hàng dưới 1.200 m2.

    6. Rạp hát,rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa có thiết kế từ 200 chỗ đến dưới 300chỗ; nhà thi đấu thể thao trong nhà có từ 200 chỗ đến dưới 1.000 chỗ ngồi, sânvận động ngoài trời có dưới 10.000 chỗ ngồi; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịchvụ vui chơi giải trí có khối tích dưới 1.500 m3 và những công trìnhcông cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3.

    7. Khách sạn, nhà khách, nhànghỉ, nhà trọ cao từ 5 tầng đến 6 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3đến dưới 10.000 m3.

    8. Nhà hành chính, trụ sởlàm việc cao dưới 7 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3 đến dưới10.000 m3; nhà hành chính của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trịxã hội cấp huyện quản lý.

    9. Nhà lưu trữ, thư viện vớitrữ lượng từ 10.000 đến dưới 500.000 đơn vị sách, tài liệu; nhà triển lãm códiện tích từ 300 m2 đến dưới 1.000 m2; nhà bảo tàng docấp huyện quản lý.

    10. Nhà, công trình thuộc cơsở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 5 tầng đến 6 tầng hoặc có khối tích từ5.000 m3 đến dưới 10.000 m3.

    11. Đài phát thanh, truyềnhình, cơ sở bưu chính viễn thông do cấp huyện quản lý.

    12. Cảng đường thủy thuộccấp IV và nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt và bến xe ô tô thuộc cấp IVtheo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp xây dựng công trình dândụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

    13. Nhà kho hàng hóa, vật tưcháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 đến2.500 m3.

    14. Nhà, công trình sản xuấtcông nghiệp, thủ công nghiệp hạng sản xuất A, B, có khối tích từ 500 m3đến dưới 1000 m3; hạng sản xuất C, D có khối tích từ 2.000 m3đến dưới 5.000 m3.

    15. Nhà máy điện có côngsuất dưới 20 MW; trạm biến áp từ 35 kV đến dưới 110 kV."

    Điều 2. Sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

    1. Khoản 2Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "2. Tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy."

    2. Khoản 2Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "2. Từchối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

    a) Cơ sởchưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng mới, cải tạo hoặcthay đổi tính chất sử dụng;

    b) Cơ sởkhông có biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểmlập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

    c) Cơ sởđang bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quyđịnh về phòng cháy và chữa cháy."

    3. Khoản 2Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "2.Bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm có yêu cầu bằng văn bản.Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này."

    4. Khoản 2Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "2.Sáu tháng một lần, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu được theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này vào tài khoản của Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương để tạo nguồnkinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    Bộ Tàichính hướng dẫn cụ thể nội dung chi, cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán,quyết toán nguồn kinh phí này."

    5. Điều 18được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "Điều18. Trách nhiệm của Bộ Công an

    1. Hướngdẫn việc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy và kiểm tra việc thực hiệncác quy định về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở thuộc diện phải muabảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

    2. Tiếpnhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đóng góp cho các hoạt độngphòng cháy và chữa cháy thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy địnhcủa pháp luật."

    Điều 3.Hiệu lực thi hành

    Nghị địnhnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.

    Điều 4. Trách nhiệm thi hành

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,

    Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: Văn thư, NC (5b).Q

                                        TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG


    (Đã ký)

     Nguyễn Tấn Dũng

    VĂN BẢN KHÁC