Số 11/2012/QH13

Số văn bản:

Số 11/2012/QH13 

Tên văn bản:

Luật Giá số 11/2012/QH13 

Loại văn bản:

Luật - Pháp lệnh 

Đơn vị ban hành:

Quốc Hội 

Người ký:

Nguyễn Sinh Hùng 

Ngày ban hành:

20/06/2012 

Ngày hiệu lực:

01/01/2013 

File gắn kèm:

QUỐC HỘI

Số: 11/2012/QH13

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012

LUẬT GIÁ

Căn cứ Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung mộtsố điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội banhành Luật giá.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhântrong lĩnh vực giá; hoạt độngquảnlý, điều tiết giá của Nhà nước.

Điều 2. Đốitượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơquan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giátrên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Áp dụngluật

1. Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Namphải tuân thủ quy định của Luật này.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì ápdụng quy định của điều ước quốc tế đó.

 Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa làtài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầucủa con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.

2. Dịch vụ làhàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau,bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Hàng hóa, dịch vụthiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đờisống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụchính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của conngười và quốc phòng, an ninh.

4. Giáthị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối vàvận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

5. Địnhgiá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.

6. Niêmyết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khaibằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng vềmức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán,ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thứckhác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện choviệc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Hiệpthương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung giancho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụthỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cảhai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy bannhân dân cấp tỉnh).

8. Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá vàgửibiểu mẫu thông báo giáchocơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa,dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gianNhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.

9. Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ chocơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhi định giá, điều chỉnh giá đối vớihàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.

10. Bìnhổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu,tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác độngvào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quácao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

11. Yếu tố hình thành giálà giá thànhtoàn bộ thực tế hợp lý tương ứng vớichất lượnghàng hóa, dịch vụ;lợi nhuận (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;giá trị vô hình của thương hiệu.

12. Giáthành toàn bộ của hàng hoá, dịch vụlà giá thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,bao gồm:

a) Giáthành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịchvụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;

b) Chi phí lưu thông để đưa hàng hoá, dịch vụ đến ngườitiêu dùng.

13. Mặt bằng giá là mức trungbình của các mức giá hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian,thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.

14. Giá biến động bất thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặcgiảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi lớn hoặctrong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh.

15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giáxác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dânsự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụcho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

16. Báo cáo kết quả thẩm định giávăn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đónêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanhnghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định để khách hàng và cácbên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

17. Chứng thư thẩm định giálàvăn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và cácbên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.

18. Mức giá bán lẻ điện bình quânlà giá bán điện được xác định theo nguyên tắctính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý bình quân cho 01kWh điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu giábán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sửdụng điện.

19. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quânlà khoảng cách giữa mức giátối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân.

         20. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điệnlà bảng kê các mức giá cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá bán lẻ điệnbình quân để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụngđiện.

Điều 5. Nguyên tắc quản lý giá

1. Nhà nước thực hiện quản lý giá theocơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước thực hiện điều tiết giátheo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

3. Nhà nước có chính sách về giá nhằmhỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Nhà nước quy định nguyên tắc,phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợpvới nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

Điều 6. Công khaithông tin về giá

1. Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện phápquản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hìnhthức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thứcthích hợp khác.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện côngkhai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơbản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa,dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hànghóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựachọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiệnthông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.

3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác,khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định củapháp luật.

4. Việc công khai thông tin về giá quy định tạiĐiều này không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khaitheo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá

1. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thựchiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sáchphát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luậttrong lĩnh vực giá.

3. Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộcDanh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; thẩm định giá tài sản của Nhànước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định.

4. Thu thập, tổng hợp, phân tích và dựbáo giá thị trường trong nước và thế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phụcvụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.

5. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệpvụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viênvề giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

6. Tổ chức và quản lý công tác nghiêncứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật trong lĩnh vực giá.

Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước tronglĩnh vực giá

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước trong lĩnh vực giá trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhànước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địaphương theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thanh tra chuyên ngành về giá                                                    

1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành về giá theo quy định của pháp luật về thanhtra.

2. Thanh tra chuyên ngành về giá là thanh tra việc chấp hành pháp luật vềgiá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về giá; quyền, nghĩavụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân liên quanthực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá

1. Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cánbộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:

a) Can thiệpkhông đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vàoquyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;

b) Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;

c) Tiết lộ,sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúngquy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.

2. Đối vớitổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin khôngđúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thayđổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thờigian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểmgiao hàng, cung ứng dịch vụ;

c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiêntai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chínhsách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

d) Các hành vichuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

3. Đối với doanhnghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:

a) Tranh giành khách hàng dưới hìnhthức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ,kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanhnghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

b) Thông đồng với khách hàng thẩm địnhgiá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩmđịnh giá;

c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoảntiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đãđược thoả thuận trong hợp đồng;

d) Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sửdụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;

đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, kháchhàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được kháchhàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;

e) Gây trở ngại hoặc can thiệp vàocông việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thựchiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

4. Đối với thẩmđịnh viên về giá hành nghề, ngoài các quy định tại khoản 3 Điều này, không đượcthực hiện các hành vi sau:

a) Hành nghề thẩmđịnh giá với tư cách cá nhân;

b) Đăng ký hành nghề thẩm định giátrong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vịđược thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần,trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viêntrong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

5. Đối với tổchức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá và tổ chức, cá nhân liên quan đếnviệc sử dụng kết quả thẩm định giá:

a) Chọn tổ chức,cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm địnhgiá;

b) Cung cấp khôngchính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệuliên quan đến tài sản cần thẩm định giá;

c) Mua chuộc, hốilộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sailệch kết quả thẩm định giá.

CHƯƠNG II

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT,
KINH DOANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIÁ

Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ domình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịchvụ do Nhà nước định giá.

2. Quyết định giá mua, giá bán hànghóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giátối đa, giá tối thiểu.

3. Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá,hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định củapháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

4. Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phươngpháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.

5. Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ domình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.

6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ màkhông bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giáhàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giácũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:

a) Hàng tươi sống;

b) Hàng hóa tồn kho;

c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;

d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mạitheo quy định của pháp luật;

đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợpdoanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinhdoanh;

e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiệnchính sách bình ổn giá của Nhà nước.

7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danhmục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

8. Tiếp cận thông tin về chính sáchgiá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và cácthông tin công khai khác.

9. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiệnhành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồithường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của phápluật.

Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh

1. Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụdo mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước địnhgiá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Chấp hành quyết định về giá, biệnpháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đăng ký giá bán hoặc giá mua đốivới hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tínhchính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

4. Kê khai giá bán hoặc giá mua hànghóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã kê khai đốivới hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.

5. Niêm yết giá:

a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhànước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giádo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;

b) Đối với hàng hóa, dịch vụ khôngthuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá dotổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơngiá niêm yết.

6. Công khai thông tin về giá hànghóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.

7. Cung cấp kịp thời, chính xác, đầyđủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhànước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bìnhổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

8. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nạivề giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại dohành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền của người tiêu dùng

1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý vềgiá khi mua hàng hóa, dịch vụ. 

2. Được cung cấp thông tin chính xác,đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khihàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.

4. Kiến nghịcơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nướcđịnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

5. Khiếu nại,tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu viphạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

Điều 14. Nghĩa vụ của người tiêudùng

1.Thanh toán theo mức giá thỏa thuận, mức giá đã lựa chọnhoặc mức giá do Nhà nước quy địnhkhi mua hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổchức, cá nhân liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật vềgiá.

CHƯƠNG III

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TIẾT GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC

Mục 1

BÌNH ỔN GIÁ

Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổngiá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theocác tiêu chí sau:

a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệuvà dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;

b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầucơ bản của con người.

2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiệnbình ổn giá bao gồm:

a) Xăng, dầuthành phẩm;

b) Điện;

c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;

d) Phân đạm; phân NPK;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;

e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;

g) Muối ăn;

h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;

i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;

k) Thóc, gạo tẻ thường;

l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mụcthuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa,dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này,Chính phủ trìnhỦy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyếtđịnh.

4. Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịchvụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nướccó thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa,dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.

Điều 16. Trường hợp thựchiện bình ổn giá

1. Việc bình ổn giá được thực hiệntrong các trường hợp sau:

a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộcDanh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường;

b) Khi mặt bằng giá biến động ảnhhưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 17.Biện pháp bình ổn giá

Áp dụng có thời hạn một hoặc một sốbiện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy địnhtại Điều 16 của Luật này:

1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuấttrong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địaphương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bánra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệphù hợp với quy định của pháp luật;

3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹbình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụthực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổngiá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đếnnền kinh tế và đời sống. Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:

            a)Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;

b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cánhân;

c) Viện trợ của nước ngoài;

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Chính phủ quy định chi tiết về mặthàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;

4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịchvụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thựchiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thờigian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;

5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá;kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;

6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phùhợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;

7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giátối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụtheo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.

Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụngbiện pháp bình ổn giá

1. Chính phủ quyết định chủ trương vàbiện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17của Luật này.

2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngangbộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủhướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chứctriển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫncủa Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏahoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phươngquyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.

4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu tráchnhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu tráchnhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2

ĐỊNH GIÁ

Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

1. Nhà nước định giá đối với:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vựcđộc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;

b) Tài nguyên quan trọng;

c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm,dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Các hình thức định giá:

a) Mức giá cụ thể;

b) Khung giá;

c) Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.

3. Danh mục hànghóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

a) Định mức giá cụ thể đối với:

- Các dịch vụ hàng không, bao gồm:dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay;soi chiếu an ninh;

- Dịch vụ kết nối viễn thông;

- Điện: giá truyền tải điện; giá dịchvụ phụ trợ hệ thống điện;

b) Định khung giá đối với: giá phátđiện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàngkhông nội địa tuyến độc quyền;

c) Định khung giá và mức giá cụ thểđối với:

- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộcsở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;

- Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội,nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giácho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịchvụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạocủa Nhà nước;

d) Định giá tối đa hoặc giá tối thiểuđối với:

- Hàng dự trữ quốc gia theo quy địnhcủa pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng,giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sựnghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định tại điểm ckhoản 3 Điều này;

- Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuấttrong nước;

- Giá cho thuê đối với tài sản nhànước là công trình kết cấu hạ tầng.

4. Trường hợp cầnthiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Chínhphủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước

1. Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất,kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường vàchủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thờikỳ.

2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếutố hình thành giá thay đổi.

Điều 21. Căn cứ, phương pháp định giá

1. Căn cứ định giá:

a) Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụtại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến;

b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ vàsức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;

c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnhtranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá;

2. Phương pháp định giá:

a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đốivới hàng hóa, dịch vụ;

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tàichính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyềnđịnh giá của mình.

Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá

1. Chínhphủquyđịnh:

a) Khunggiá đất;

b) Khunggiá cho thuê mặt nước;

c) Khunggiá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.

2. Thủtướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chếđiều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

3.Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

4. Cơ quan, cá nhân quyết định định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộcDanh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình trước pháp luật.

Mục 3

HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 23. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá

1. Hiệp thương giá thực hiện đối vớihàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:

a) Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danhmục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

b) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng đượcsản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạnchế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụthuộc nhau không thể thay thế được.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổchức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điềunày trong các trường hợp sau:

a) Khi có đề nghị của bên mua hoặc bênbán hoặc cả hai bên mua và bán;

b) Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 24. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thươnggiá

1. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệpthương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệpthương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đềnghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trênđịa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhaucùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tàichính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chínhnơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.

3. Cơ quan tổ chức hiệp thương giáchịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Kết quả hiệp thương giá

1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giáthông báo bằng văn bản về mức giá  được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệpthương.

2. Trườnghợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thìcơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.

Quyết địnhgiá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đalà 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tụcthương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đãthống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đãthống nhất, thời gian thực hiện.

Hết thờihạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyềntổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận vềgiá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khiđạt được thỏa thuận về mức giá.

Mục 4

KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

Điều 26. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điềunày trong các trường hợp sau:

a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định bình ổn giá, định giá;

b) Khi giá có biến động bất thường vàtheo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hàng hoá, dịch vụ phải kiểm tra yếutố hình thành giá bao gồm:

a) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước địnhgiá;

b) Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổngiá;

c) Hàng hoá, dịch vụ khác khi giá cóbiến động bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 27. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hìnhthành giá

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớicác bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thànhgiá đối với:

a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyềnđịnh giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mụchàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 của Luật này.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thànhgiá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm trayếu tố hình thành giá đối với:

a) Hàng hoá, dịchvụ thuộc thẩm quyền định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mụchàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh trên địa bàn.

CHƯƠNG IV

THẨM ĐỊNH GIÁ

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 28. Hoạt động thẩm định giá

1. Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theoquy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá.

2. Cá nhân không được hoạt động thẩmđịnh giá độc lập.

3. Hoạt động thẩm định giá phải tuânthủ quy định về thẩm định giá của Luật này.

Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

1. Tuân thủ phápluật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

2. Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩmđịnh giá theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên mônnghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quảthẩm định giá.

4. Bảo mật thông tin theo quy định củapháp luật.

Điều 30. Quy trình thẩm định giá tài sản

1. Xác định tổng quát về tài sản cầnthẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩmđịnh giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế, thu thập thôngtin.

4. Phân tích thông tin.

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩmđịnh giá.

6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá,chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Điều 31. Tài sản thẩm định giá

1. Tài sản của tổchức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

2. Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều32. Kết quả thẩm định giá

1. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơquan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quyđịnh của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giáđốivới tài sản.

2. Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồngthẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

3. Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực đượcghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

Điều 33.Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá

1. Tổ chức nghền ghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luậtvề hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.

2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thẩmđịnh giá theo quy định của pháp luật.

 Mục 2

THẨM ĐỊNH VIÊN VỀ GIÁ

Điều 34.Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá

1. Có năng lựchành vi dân sự.

2. Có phẩm chấtđạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

3. Tốt nghiệp đạihọc chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.

4. Có thời giancông tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằngtốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Có chứng chỉđã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyềncấp.

6.Có Thẻ thẩmđịnh viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 35. Thẩm định viên về giá hành nghề

1. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tạiĐiều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm địnhgiá.

2. Quyền vànghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giáđược quy định tại Điều 37 của Luật này.

Điều 36.Những người không được hành nghềtại doanh nghiệp thẩm định giá

1. Người không đủ tiêu chuẩn quy địnhtại Điều 34 của Luật này.

2. Cán bộ, công chức theo quy định củapháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quannghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân.

3. Người đang bị cấm hành nghề thẩmđịnh giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; ngườiđang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội vềkinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóaán tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã,phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơsở giáo dục bắt buộc.

4. Người đã bị kết án về tội kinh tếtừ nghiêm trọng trở lên.

5. Người có hành vi vi phạm pháp luậtvề tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày cóquyết định xử phạt.

6. Người đang bị đình chỉ hành nghềthẩm định giá.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viênvề giá hành nghề

1. Quyền của thẩm định viên về giáhành nghề:

a) Hành nghề thẩm định giá theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ,tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thựchiện thẩm định giá;

d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếuxét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;

đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp vềthẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giáhành nghề:

a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩmđịnh giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan;

b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồngthẩm định giá;

c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá,chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đạidiện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá vềkết quả thẩm định giá;

d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩmđịnh giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụngkết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi tronghợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;

đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡngkiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổchức;                               

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩmđịnh giá;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

Mục 3

DOANH NGHIỆP THẨMĐỊNH GIÁ

Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanhnghiệp thẩm định giá

1. Doanh nghiệpthẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệpthẩm định giá được hoạt động khiBộ Tài chính cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định củapháp luật.

Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh dịch vụ thẩm định giá

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm địnhgiá phải đủ các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theoquy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giáđăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải làthẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịchvụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theoquy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giáđăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viêngóp vốn;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải làthẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

d) Phần vốn góp của thành viên là tổchức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện củathành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanhnghiệp.

3. Công ty hợp danh khi đề nghị cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điềukiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theoquy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giáđăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viênhợp danh;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăngký hành nghề tại doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghịcấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ cácđiều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy địnhcủa pháp luật;

b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giáđăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanhnghiệp tư nhân;

c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phảilà thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

5. Công ty cổ phần khi đề nghị cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điềukiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theoquy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giáđăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sánglập;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăngký hành nghề tại doanh nghiệp;

d) Phần vốn góp của thành viên là tổchức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện củathành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanhnghiệp.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủtục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Điều 40. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩmđịnh giá và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm địnhgiá

1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giákhi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4và 5 Điều 39 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm địnhgiá.

2. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

b) Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;

c) Không khắc phục được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thờihạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;

d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩmđịnh giá;

đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm địnhgiá, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm địnhgiá, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Điều 41.Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

1. Chi nhánhdoanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá,có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷquyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá.

2. Chi nhánhdoanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của phápluật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánhphải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giáđã thành lập chi nhánh đó.

3. Doanh nghiệpthẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh thẩm định giá dodoanh nghiệp thành lập.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá

1. Quyền của doanh nghiệp thẩm địnhgiá:

a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;

b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giátheo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;

c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩmđịnh giá;

d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩmđịnh giá ở nước ngoài;

đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trongnước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giácung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;

g) Từ chối thựchiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;

h) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:

a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩmđịnh giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;

b) Cung cấpBáo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bênthứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;

c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;

d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghềnghiệp;

đ) Bồi thường thiệt hại cho khách hàngtheo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩmđịnh giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi íchcủa khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;

e) Quản lý hoạt động nghề nghiệp củathẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;

g) Thực hiện chế độ báo cáo;

h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩmđịnh giá;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tạiViệt Nam

1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài cóđủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan được thực hiện hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.

2. Việc thành lập và hoạt động thẩmđịnh giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Chính phủ quy định hình thức, phạmvi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại ViệtNam.

Mục 4

THẨM ĐỊNH GIÁ CỦANHÀ NƯỚC

Điều 44. Phạm vihoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Hoạt độngthẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trongcác trường hợp sau:

1. Mua, bán, thanh lý, cho thuê tàisản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theoquy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

            2.Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;

            3.Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;

            4.Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩmđịnh giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ýkiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 45. Phươngthức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

1. Cơ quannhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩmđịnh giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 44 của Luật này.Hộiđồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Hội đồngthẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy địnhkhác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trungthực của kết quả thẩm định giá.

Điều 46. Trình tự,thủ tục thẩm định giá của Nhà nước

Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhànước.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47.Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày01 tháng 01 năm 2013.

Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.

 Điều 48.Quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giaotrong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm2012.


                                     CHỦ TỊCH QUỐCHỘI

  (Đã ký)



                                                                                                                             Nguyễn Sinh Hùng

VĂN BẢN KHÁC